CẨN THẬN KHI DÙNG MÁY LẠNH, ĐIỀU HÒA MÙA NÓNG TRÁNH BỊ CẢM, SỐC NHIỆT.

admin
Thứ Sáu, 15/04/2022

1 Không để nhiệt độ trong phòng quá chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài

Mát lạnh nhanh chóng là điều ai cũng muốn khi sử dụng máy lạnh, vì vậy, bạn thường sẽ cài đặt nhiệt độ thấp nhất khi khởi động máy.

Tuy nhiên, khi để nhiệt độ chênh lệch quá nhiều so với nhiệt độ của môi trường ngoài, bạn sẽ rất dễ bị sốc nhiệt, cảm lạnh. Nhiệt độ chỉ nên chênh lệch khoảng 7 độ. Chẳng hạn, ngoài trời đang 35 độ C thì, bạn chỉ nên để nhiệt độ khoảng 28 độ C.

2 Không ở trong phòng máy lạnh liên tục

Thời tiết nắng nóng thì ở trong phòng có điều hòa quả là thiên đường, nhưng bạn không nên ở trong phòng máy lạnh quá 8 tiếng.

Bởi khi bạn ở phòng máy lạnh liên tục như vậy sẽ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, viêm họng,… hoặc các bệnh về da như khô da, dị ứng,... nhất là khi sử dụng các máy lạnh không được vệ sinh định kỳ.

Nếu do tính chất công việc phải thường xuyên ngồi máy lạnh cả ngày, bạn nên cứ 2 - 3 tiếng lại đứng dậy ra ngoài, thư giãn vài phút để hít thở không khí tự nhiên và vận động cơ thể nhé!

3 Không đóng kín mít cửa trong phòng máy lạnh

Nếu phòng lạnh không có lỗ thông gió, quạt thông khí thì bầu không khí lạnh trong phòng rất dễ bị nhiễm khuẩn, tích tụ nhiều CO2 nếu không khí trong phòng không được làm mới.

Do đó, bạn nên mở cửa để lấy một bầu không khí mới từ bên ngoài từ 1 đến 2 tiếng một lần hoặc bạn có thể lắp quạt thông gió cho căn phòng để vừa có không khí tươi mới vào phòng và vừa không phải mở cửa phòng.

4 Hạn chế vào phòng lạnh ngay khi đi nắng về

Sau khi ở ngoài đường nắng nóng hoặc mới tập luyện thể thao, bạn nên ở ngoài một thời gian để cơ thể trở lại bình thường trước khi vô phòng lạnh.

Nếu bước vào phòng lạnh đột ngột, cơ thể chúng ta chưa kịp thích nghi nên rất dễ bị cảm lạnh. Không chỉ vậy, khi đi nắng hay tập thể thao thì mạch máu sẽ giãn ra, vì vậy, nếu vào phòng lạnh ngay thì rất dễ khiến các mạch máu co lại đột ngột và người có thể trạng yếu có thể bị đột quỵ.

Bạn cũng nên tận dụng tính năng gió dễ chịu được tích hợp trên máy lạnh, ngăn không cho máy lạnh thổi gió lạnh trực tiếp vào người sử dụng, giúp mang đến không gian mát mẻ, thoải mái mà người dùng không bị lạnh đột ngột như bình thường.

5 Phải vệ sinh, bảo trì máy lạnh định kỳ

Máy lạnh không chỉ mang đến bầu không khí mát lạnh cho không gian mà còn giúp lọc các vi khuẩn có hại, tác nhân gây dị ứng trong không khí.

Do đó, việc bảo trì máy lạnh định kỳ rất cần thiết, sẽ giúp cho máy lạnh sạch sẽ. Từ đó, vi khuẩn, bụi bẩn,... tích tụ ở dàn lạnh sẽ không có cơ hội sinh sôi và phát tán trong không khí, giúp cả nhà tránh khỏi những bệnh về đường hô hấp. Đồng thời, bảo trì máy lạnh định kỳ sẽ giúp máy lạnh nhà bạn hoạt động bền bỉ hơn.

6 Bật thêm quạt khi dùng máy lạnh

Để căn phòng vừa làm lạnh nhanh đồng thời giúp không khí lưu thông tốt hơn, bạn có thể bật thêm quạt máy khi dùng máy lạnh. Bên cạnh đó, bật thêm quạt sẽ giúp không khí lạnh được thổi ra xa và lan tỏa đều khắp phòng.

7 Tắt điều hòa trước khi ra ngoài 30 phút

Khi đang ở phòng máy lạnh trong thời gian dài lại di chuyển đột ngột ra ngoài trời thì nhiệt độ thay đổi quá nhanh từ lạnh sang nóng có thể khiến cơ thể bạn sốc nhiệt do không kịp thích nghi. 

Để tránh tình trạng này, bạn nên tắt máy lạnh khoảng 30 phút trước khi ra khỏi phòng để cơ thể thích nghi với nhiệt độ lên cao dần dần. 

8 Chú ý vị trí lắp đặt điều hòa

Vị trí lắp đặt điều hòa cũng vô cùng quan trọng để đảm bảo luồng lạnh được lan tỏa khắp phòng và không ảnh hưởng tới sức khoẻ của các thành viên trong gia đình.

Bạn nên lắp điều hòa ở trên cao để điều hòa hoạt động tốt đồng thời đảm bảo sức khỏe. Nếu lắp đặt quá thấp, luồng không khí lạnh có thể thổi trực tiếp vào người làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản rất nguy hiểm.

 

Viết bình luận của bạn